Cơ quan điều tra xác định ông Đinh La Thăng không thông qua HĐTV khi ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank, làm trái chỉ đạo của Thủ tướng và thoái vốn khi có cảnh báo.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết luận điều tra vụ án Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cùng 6 đồng phạm gây thất thoát 800 tỷ đồng khi PVN mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Kết luận chỉ rõ vai trò của ông Thăng trong việc Tập đoàn Dầu khí góp vốn vào Oceanbank sai quy định, cũng như thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp lý hóa tài liệu không đúng bản chất của cựu Chủ tịch PVN.
3 lần góp vốn đều có sai phạm
Theo kết luận điều tra, năm 2006, PVN được phép thành lập ngân hàng Cổ phần Dầu khí có vốn điều lệ trên 50%. Sau đó, tập đoàn đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự và mua sắm một số trang thiết bị.
Tuy nhiên, 2 năm sau, thực hiện chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, PVN không tham gia vào việc thành lập Ngân hàng Hồng Việt mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Oceanbank - tiền thân là Ngân hàng Hải Hưng do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT.

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Thời điểm đó, nhà băng này được đánh giá có tiềm lực tài chính yếu, quy mô hoạt động nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, khó đứng vững trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động.
Tháng 9/2008, ông Thăng cùng đại diện PVN gặp Hà Văn Thắm để thỏa thuận về việc Tập đoàn Dầu khí góp vốn 20% (tương đương 400 tỷ đồng) khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 lên 2.000 tỷ đồng.
Dù kết quả đánh giá tài chính về Oceanbank không khả quan, ông Thăng vẫn ký thỏa thuận góp vốn mà không tổ chức họp, lấy ý kiến thành viên HĐQT.
Sau đó khoảng một tuần, ông Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét, phê duyệt để PVN mua cổ phần của Oceanbank. Khi chưa có ý kiến của Thủ tướng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, ông Thăng đã ký nghị quyết góp vốn đợt 1 với số tiền 400 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương.
Giữa năm 2010, Oceanbank tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Theo ủy quyền của ông Thăng, lãnh đạo PVN ký nghị quyết góp vốn bổ sung để duy trì 20% vốn điều lệ. Nhưng 3 tháng sau, ông Thăng mới ký văn bản trình Thủ tướng xem xét việc này.
Tháng 10/2010, Văn phòng Chính phủ có văn bản nêu rõ PVN cần tập trung vốn cho hoạt động dầu khí, trường hợp khó khăn về vốn không nhất thiết nắm giữ 20% cổ phần Oceanbank. Nhưng PVN không thực hiện theo chỉ đạo này mà góp tiếp tục vốn thêm 300 tỷ đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét